Ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
Hiện nay, dệt may Việt Nam không chỉ có chỗ đứng nhất định với các thị trường chính như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Hongkong, các nước Đông Âu,… mà còn đang phát triển, thâm nhập vào các thị trường lớn khác. Những sản phẩm dệt may “made in Vietnam” mang lại sự uy tín và đang rất thành công trên thị trường quốc tế. Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nước ta. Trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng dịch chuyển sản xuất, đổi mới công nghệ là giải pháp mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
May mặc là ngành có nhu cầu lao động cao, cũng là ngành dễ dàng giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động xuất phát từ nông thôn. Hiện nay nhà nước đã, đang khuyến khích việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề công nghiệp nông thôn và ban hành những chính sách khuyến khích thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất cho khu vực nông thôn nhằm mục đích tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động; từng bước thay đổi có cấu kinh tế và lao động ở khu vực này. Đây cũng chính là yếu tố đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng công nghệ mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hoạt động từ năm 2018, Công ty TNHH may xuất khẩu Vượng Anh ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã và đang đạt được những thành tựu trong ngành may mặc xuất khẩu. Với nhận định “Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để phát triển”, ngay từ khi mới đi vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp đã ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào dây chuyền sản xuất, ngoài nguồn vốn của đơn vị, trong năm 2020 và 2022 với sự đồng hành của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đã triển khai đề án hỗ trợ cho Công ty một phần từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia triển khai ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến bổ sung vào dây chuyền sản xuất (máy thùa đầu tròn, máy đính bọ điện tử, máy ép mex tự động, máy thùa đầu bằng, …); Với việc ứng dụng máy móc hiện đại vào hoạt động đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm làm ra, tự động hóa quy trình sản xuất. Qua đó, uy tín, thương hiệu của đơn vị trên thị trường dần được nâng lên, gia tăng các đơn hàng có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, với việc trang bị máy móc thiết bị mới, Công ty đã nâng cao được tính chủ động trong khâu sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho lao động địa phương và tăng khả năng đóng góp cho ngân sách địa phương.
Xưởng sản xuất Công ty TNHH may xuất khẩu Vượng Anh
Ông Nguyễn Văn Hậu – Giám đốc Công ty cho biết, trong lĩnh vực dệt may luôn có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp. Đăc biệt, khi các doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu thì cuộc cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thế giới. Muốn tồn tại được, chúng tôi phải đổi mới công nghệ, tự động hóa các khâu từ bổ túi, tra tay, vào cổ,… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm các công đoạn thủ công trong các dây chuyền, bên cạnh đó việc nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý kỹ thuật, liên kết với các cơ sở nghề trên địa bàn nhằm đào tạo được đội ngũ nhân lực có tay nghề cũng là một trong những giải pháp hàng đầu mà Công ty đang hướng đến.
Thiết bị được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia
Có thể thấy, hoạt động khuyến công đã tác động mạnh mẽ đến khu vực công nghiệp nông thôn, các đề án sau khi triển khai hầu hết phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; sản lượng và doanh thu của các cơ sở công nghiệp nông thôn các năm sau khi được hỗ trợ đều tăng và tác động tích cực đến phát triển công nghiệp tại các địa phương. Đồng thời, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa bàn nông thôn, giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tăng sản lượng, ổn định lao động để sản xuất và mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thực hiện: Kim Thanh
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ