Tích cực triển khai các chính sách nhằm hồ trợ các thành phần kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
Trong 02 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội của nước ta, đặc biệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế (trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là các cơ sở công nghiệp nông thôn). Nhằm hỗ trợ cho các đơn vị này phục hồi sản xuất kinh doanh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số các chính sách, một trong các chính sách đó là chính sách hỗ trợ lãi suất (Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn, góp phần giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế sau COVID-19. Theo đó, vừa qua ngày 20/5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ và để triển khai Thông tư 03 đạt kết quả cao trong toàn hệ thống, ngày 27/5, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo công bố Thông tư 03 hướng dẫn cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính phủ.
Ảnh sưu tầm
Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn chia sẻ một số nội dung cốt lõi của Thông tư này để cho các cơ sở Công nghiệp nông thôn (đối tượng hỗ trợ của hoạt động Khuyến công) nắm bắt được để có thể chuẩn bị các thủ tục nhằm thụ hưởng chính sách này.
Thông tư số 03/2022/TT-NHNN, ngày 20/5/2022 gồm 11 Điều với những nội dung chính như sau:
Đối tượng áp dụng: Ngân hàng thương mại, khách hàng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Theo đó, khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau:
Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63); trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Nguyên tắc cho hỗ vay trợ lãi suất: Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
Về phương thức hỗ trợ lãi suất, Thông tư quy định đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo một trong các phương thức sau: giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất; ngân hàng có thể thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi.
Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của ngân hàng thương mại thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.
Về xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất, Thông tư nêu rõ, các ngân hàng thương mại đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước cho cả 2 năm 2022, 2023 và chi tiết từng năm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 2 năm 2022 và 2023 nhỏ hơn hoặc bằng 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại theo đăng ký.
Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng thương mại trong 2 năm 2022 và 2023 lớn hơn 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại.
Cụ thể, hạn mức xác định trong 2 năm 2022 và 2023 bằng tích số giữa 40.000 tỷ đồng và tỷ trọng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, nhưng không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng thương mại, cụ thể được xác định theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ kết quả xác định hạn mức trong 2 năm 2022 và 2023, Ngân hàng Nhà nước xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 đối với từng ngân hàng thương mại bằng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022.
Trường hợp số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch năm 2022 lớn hơn hoặc bằng hạn mức xác định trong 2 năm 2022 và 2023 thì hạn mức hỗ trợ lãi suất năm 2022 bằng hạn mức xác định trong 2 năm 2022 và 2023.
Hạn mức xác định trong năm 2023 bằng hạn mức xác định trong 2 năm 2022 và 2023 trừ hạn mức xác định trong năm 2022.
Trong quý III/2023, trong trường hợp cần thiết, căn cứ báo cáo của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất giữa các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc chuyển từ ngân hàng thương mại không có nhu cầu sử dụng hết hạn mức (nếu có) tới ngân hàng thương mại có nhu cầu bổ sung hạn mức (nếu có).
Trường hợp số hạn mức có nhu cầu bổ sung lớn hơn số hạn mức không có nhu cầu sử dụng hết, Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân bổ cho các ngân hàng thương mại có nhu cầu bổ sung hạn mức căn cứ theo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất đến cuối tháng 6/2023 của các ngân hàng thương mại này.
Hy vọng rằng, chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ sẽ là một cú huých để phục hồi nhanh chóng cho nề kinh tế đặc biệt là việc phục hồi sản xuất kinh doanh cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Để có thể tìm hiểu toàn bộ nội dung Thông tư này, quý vị có thể truy cấp vào Website của Ngân hàng Nhà nước theo đại chỉ https://www.sbv.gov.vn/
Ảnh và bài: Hiển Bùi – IPC1
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ