Thương hiệu Việt và lỗ hổng định giá
Nhiều doanh nghiệp Việt hiện còn đang lúng túng trong cách thức định giá thương hiệu. Điều này có thể khiến cho họ bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.
Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều thương hiệu Việt, đặc biệt trong các ngành viễn thông, ngân hàng, sữa được định giá lên đến hàng trăm triệu USD nhưng những lỗ hổng về pháp lý có thể khiến cho nỗ lực xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam biến thành “dã tràng xe cát”.
Tại hội thảo về xây dựng, phát triển, định giá và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp” do Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nhìn nhận, nhiều doanh nghiệp mạnh tay chi tiền để xây dựng thương hiệu, nhưng lại không xác định được giá trị của tài sản vô hình này nên rơi vào tình cảnh “ném tiền qua cửa sổ”.
Chia sẻ nhận định trên, ông Richard Moore, Giám đốc Công ty Richard Moore Associates – đơn vị tư vấn thương hiệu đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho biết, 50-80% doanh nghiệp thất bại sau mua bán và sáp nhập (M&A) do chưa đánh giá đúng giá trị thương hiệu. Cả người mua lẫn kẻ bán đều lúng túng trong việc định giá giá trị thương hiệu của mình do chưa có thang điểm chính thức để đo lường giá trị “vô hình”.
Cái “thang điểm” mà ông Richard Moore dẫn ra ở đây chính là những lỗ hổng pháp lý của Việt Nam về định giá thương hiệu. Theo các chuyên gia, giữa các văn bản vẫn chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá. Từ Nghị định 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đến Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đều xác định “lợi thế kinh doanh” bao gồm cả “giá trị thương hiệu”. Điều này lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: “giá trị thương hiệu” hay “nhãn hiệu hàng hóa” được coi là tài sản cố định vô hình.
Không những vậy, trong khi giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được thể hiện trong báo cáo tài chính và được coi là một khoản vốn để đóng góp khi khởi sự kinh doanh nhưng đến lúc đặt vấn đề thoái vốn bằng thương hiệu thì lại “tiến thoái lưỡng nan” bởi không có văn bản nào mang tính pháp lý để điều chỉnh việc thoái vốn kiểu này.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong lúc chờ sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn cho phép doanh nghiệp thoái vốn đã góp bằng thương hiệu giống quy định thoái vốn góp bằng giá trị tài sản khác (tiền, tài sản hiện vật và giá trị lợi thế kinh doanh..). Trường hợp chưa cho phép doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp bằng thương hiệu hoặc giá trị lợi thế kinh doanh đã tính vào giá trị doanh nghiệp, đề nghị cho phép loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp và bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để tiếp tục quản lý, theo dõi và xử lý.
Theo nguồn tin báo công thương
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ