21/04/2018

Nỗ lực hoàn thiện chính sách lao động

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết bởi 11 quốc gia, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu. Hiệp định này sẽ tác động không nhỏ đến vấn đề lao động của các nước trong khối, trong đó có Việt Nam.

noluc

Dệt may là một trong những ngành chịu tác động của CMCN 4.0

heo ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Việt Nam, CPTPP cùng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), được gọi là những FTA thế hệ mới, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, giúp người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.

Cùng quan điểm này, nhiều chuyên gia cho hay, CPTPP có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho thị trường lao động Việt Nam. Đặc biệt, khi Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với các FTA đa và song phương đi vào cuộc sống, sẽ cùng nhau đẩy nhanh sự thay đổi trong nền kinh tế và thị trường lao động. Thông qua việc tăng tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên những thị trường chính và đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do thay đổi công nghệ là đặc điểm đặc trưng của CMCN 4.0, sẽ dẫn đến tình trạng tái cấu trúc sâu sắc bản chất của việc làm, về cả số lượng và chất lượng, nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt, lao động trong nhiều ngành nghề cũng phải đối mặt với nguy cơ cao bị tự động hoá. Trước sự thay đổi nhanh chóng trong thời đại công nghệ như vậy, thị trường lao động cũng như pháp luật, thể chế liên quan đến vấn đề lao động cần phải được cập nhật, thay đổi để thích ứng.

Trên thực tế, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về khuôn khổ pháp luật lao động trong quá trình tiến tới nền kinh tế thị trường. Đồng thời, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đã trở thành một quá trình ba ên với sự tham gia của đại diện Chính phủ, NLĐ và người sử dụng lao động, thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Tuy nhiên, theo ông Chang-Hee Lee, vẫn còn một số điểm yếu trong pháp luật lao động và các thể chế liên quan đến quan hệ lao động tại Việt Nam và ILO sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phù hợp. Cụ thể, ILO sẽ tăng cường nỗ lực hỗ trợ cải cách pháp luật lao động và quan hệ lao động, không chỉ để Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về lao động của Hiệp định CPTPP và EVFTA, mà còn nhằm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quan hệ lao động, phục vụ nhu cầu của NLĐ, DN và xã hội, hướng tới ổn định và thịnh vượng chung.

“Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành sứ mệnh này vì tương lai của đất nước – một tương lai được xây dựng trên nền tảng tăng trưởng năng suất, đổi mới, chia sẻ công bằng về lợi ích kinh tế, ghi nhận tiếng nói của cả NLĐ và người sử dụng lao động” – ông Chang-Hee Lee – nhấn mạnh.

CMCN 4.0 sẽ khiến một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới. Vì vậy, cần hoàn thiện chính sách lao động để thích ứng với bối cảnh mới.

Theo Ven.vn