Nghệ An: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn
Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã chia sẻ về những nỗ lực trong việc hỗ trợ, tạo động lực nhằm thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn.
PV: Xin ông chia sẻ cụ thể những kết quả đạt được trong công tác khuyến công của tỉnh Nghệ An năm 2023, hiệu quả của các đề án khuyến công Quốc gia ở tỉnh ta như thế nào?
Ông Phạm Văn Hóa – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An
Ông Phạm Văn Hóa: Năm 2023, kế hoạch ngân sách bố trí cho hoạt động khuyến công trên 7,15 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh bố trí 5,5 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương bố trí 1,65 tỷ đồng. Sở Công Thương đã phối hợp với các địa phương rà soát, lựa chọn các nội dung hỗ trợ cho 34 đề án có các nội dung trọng tâm, trọng điểm đảm bảo các tiêu chí về hỗ trợ, động viên, khuyến khích và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong đó, tập trung hỗ trợ 22 đề án về ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến, khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất ở các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Đây là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được nhiều địa phương, doanh nghiệp quan tâm tham gia thực hiện, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Ngoài ra, việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, kết nối cung cầu, liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu… Sở Công Thương cũng đã giao Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công Thương xây dựng các chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức giới thiệu sản phẩm bên lề các sự kiện lớn do Trung ương và địa phương tổ chức; tham gia gian hàng tại các kỳ hội chợ triển lãm trong nước nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hợp tác xã, làng nghề có dịp trưng bày, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, đặc trưng của tỉnh Nghệ An đến với khách hàng. Việc tham gia giới thiệu sản phẩm ở các kỳ hội chợ là dịp để các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng kiến năng suất chất lượng trong sản xuất.
Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hóa thăm gian hàng sản phẩm OCOP. (Ảnh BNA)
Hoạt động Khuyến công đã và đang được thực hiện khẳng định vai trò quan trọng thúc đẩy, động viên, khuyến khích và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn lực và tạo điều kiện thuân lợi để các cơ sở sản xuất phát triển công nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập, từng bước phân công lại lao động xã hội, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An đề ra.
PV: Khuyến công ngày một chứng minh được vai trò cũng như sức hút với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?
Ông Phạm Văn Hóa: Phải khẳng định rằng qua hoạt động khuyến công, các cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư đổi đổi mới, hiện đại hóa dây chuyển thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù kinh phí hỗ trợ khuyến công chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của các cơ sản xuất nhưng hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có được định hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Sở Công Thương nghiệm thu máy sản xuất dung dịch điện giải xuất xứ Estonia của Công ty TNHH Công nghệ xanh DEV Việt Nam. Ảnh: Thu Huyền
Bên cạnh hỗ trợ sản xuất công nghiệp, hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, nguồn khuyến công của tỉnh đang tập trung hỗ trợ các dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản và các dự án thực hiện ở các địa bàn đang thực hiện đẩy nhanh quá trình về đích nông thôn mới, nguồn hỗ trợ này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, góp phần vào quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà.
PV: Thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An sẽ có những giải pháp, kế hoạch cụ thể nào để đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong công tác khuyến công thưa ông?
Ông Phạm Văn Hóa: Trong thời gian tới, với mục tiêu tiếp tục đồng hành với các cơ sở sản xuất, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất khai thác tối đa lợi thế của các doanh nghiệp tỉnh nhà. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt một số mục tiêu cụ thể đề ra tại Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 về phê duyệt Chương trình khuyến công Nghệ An giai đoạn 2021-2025; triển khai có hiệu quả các chương trình đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Sở Công Thương tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo thực hiện:
Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động khuyến công theo tinh thần Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025; Văn bản số 7248/UBND-KT ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về tăng cường triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình KCQG giai đoạn 2021-2025 (đối với hoạt động KCQG); Quyết định số 4716/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 về phê duyệt Chương trình khuyến công Nghệ An giai đoạn 2021-2025 (đối với khuyến công địa phương) gắn với thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Nghệ An về việc phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công Thương tiếp tục khảo sát, lựa chọn xây dựng kế hoạch tham mưu đề xuất Bộ Công Thương bố trí nguồn lực hỗ trợ thực hiện các đề án trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các nội dung: xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đoàn công tác kiểm tra, nghiệm thu máy tại Công ty TNHH May mặc Quang Vinh. Ảnh: Thu Huyền
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024-2030 theo Kế hoạch số 699/KH-UBND ngày 21/9/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện Chương trình hành động số 49-CTr/Tu ngày 13/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn cũng là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, xóa đói giảm nghèo. Phát triển công nghiệp nông thôn phải gắn với tăng trưởng xanh, bền vững và phải gắn với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn; trước mắt công nghiệp nông thôn khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh địa phương về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, vốn, nguồn nhân lực có sẵn; tiến tới liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm, chi phí cạnh tranh, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, hình thành một số làng nghề phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với phát triển du lịch của tỉnh.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: https://congthuong.vn/
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ