Ngành dệt may: Bắt nhịp Cách mạng công nghiệp 4.0
Sớm đón đầu xu hướng và mạnh tay đầu tư cho công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp dệt may trong nước đang từng bước bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.
Mạnh tay đầu tư
Ngay từ khi CMCN 4.0 nổi lên với công nghệ tự động hóa, ứng dụng Big Data trong quản lý sản xuất, điều hành doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân đã nhanh tay tự động hóa sản xuất và đồng bộ hóa các thiết bị. Nhờ đó, công suất 3 nhà máy sản xuất sợi của doanh nghiệp đã tăng gấp 2 lần, đạt sản lượng 17.000 tấn/năm.
Bên cạnh tự động hóa sản xuất, Tổng công ty May 10- CTCP cũng đã ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh trực tuyến DIP BMS.NET. Phần mềm này là một hệ thống quy trình quản lý khép kín, có sự phân quyền chi tiết đến từng chi nhánh, phòng, ban… giúp cho tổng công ty có thể quản lý và kiểm soát tốt các giao dịch của chuỗi đại lý phân phối từ khâu mua hàng, bán hàng, đến kho, quỹ một cách tổng thể và hiệu quả.
Tự động hóa và đồng bộ các thiết bị sản xuất
Có thể thấy, doanh nghiệp dệt may đã bắt nhịp khá tốt với CMCN 4.0. Ngành dệt may có 3 lĩnh vực chính là sợi – dệt nhuộm – may mặc, trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong thời gian qua. Quá trình này đã nâng cao về năng suất, tốc độ cũng như giảm số người lao động cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây 10 năm, để sản xuất 10 nghìn cọc sợi phải dùng đến trên 110 lao động thì đến nay chỉ cần 25 – 30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước đây.
Chuẩn bị nguồn nhân lực
CMCN 4.0 đang tạo sự thay đổi mạnh mẽ về quan niệm cũng như phương thức sản xuất của cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước. Theo đánh giá, với việc áp dụng tự động hóa, sử dụng robot và các dữ liệu lớn thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lo lắng, chất lượng nguồn nhân lực của ngành không theo kịp trình độ phát triển của công nghệ.
Bày tỏ quan điểm về ý kiến này, ông Cao Hữu Hiếu – Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) – cho rằng: Cho dù công nghệ, thiết bị có hiện đại đến đâu thì con người vẫn là yếu tố then chốt, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành máy móc.
Với vai trò nòng cốt của ngành, trong thời gian qua, Vinatex đã huy động nhiều nguồn lực cho công tác đào tạo nhân lực. Về mặt vĩ mô, tập đoàn đã trình và được Chính phủ chấp thuận nâng cấp trường Cao đẳng Dệt may Hà Nội lên Đại học Dệt may Hà Nội, đây là một trong những kênh đào tạo nhân lực chính thống và chất lượng cho ngành dệt may. Hiện, gần như 100% sinh viên sau khi ra trường được doanh nghiệp thỏa thuận về thu nhập, vị trí việc làm và tuyển dụng.
Còn với những người lao động trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị, tập đoàn cũng phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi cập nhật ngắn, đào tạo để người lao động dần thay đổi tư duy và vận hành được những thiết bị hiện đại có cài đặt phần mềm mới.
Riêng với nỗi lo, một lượng lớn lao động phổ thông sẽ mất việc làm do tác động từ tự động hóa sản xuất, ông Cao Hữu Hiếu cũng cho hay: Tham gia CMCN 4.0 là quy luật và chắc chắn sẽ có một lượng lao động bị dôi dư. Đây là bài toán không chỉ riêng của ngành dệt may mà còn là của các ngành thâm dụng lao động khác và cần sự phối hợp giải quyết đồng bộ từ Chính phủ tới các bộ, ngành.
Trước mắt, với những bộ phận phải đầu tư máy móc thiết bị thay thế con người, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn sẽ đào tạo lại cho người lao động để bố trí vào những vị trí phù hợp. Đào tạo thêm những ngành nghề mới giúp người lao động tiếp tục sản xuất, tránh dôi dư lao động, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Cao Hữu Hiếu – Giám đốc Điều hành Vinatex: Tham gia CMCN 4.0 là xu hướng tất yếu, bên cạnh yếu tố tài chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nhân lực, bao gồm cả cấp quản lý và người lao động trực tiếp.
Theo báo Công thương
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ