Khơi dậy niềm tin yêu hàng Việt
Facebook giúp các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam tăng doanh thu, thu hút khách hàng mới và tuyển dụng nhiều nhân viên.
Bên lề hội nghị APEC 2017 vừa diễn ra tại Đà Nẵng, tại buổi gặp gỡ các chủ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đang sử dụng Facebook cho mục đích phát triển việc kinh doanh, đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cho biết, doanh nghiệp của họ đã tăng doanh số bán hàng nhờ vào nền tảng Facebook.
Chia sẻ kinh nghiệm tại đây, anh Phạm Ngọc Cảnh – người sáng lập doanh nghiệp Độc Mộc cho biết, 2 năm trước, anh bắt đầu kinh doanh những sản phẩm tốt cho sức khỏe qua kênh Facebook, mỗi ngày anh chỉ dành 1 USD cho việc marketing. Cho tới hôm nay, Độc Mộc đã nhận được hơn 15.000 đơn đặt hàng mỗi tháng. Bên cạnh đó, Độc Mộc tạo những cơ hội việc làm ổn định cho cộng đồng nông thôn.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ thành công khi ứng dụng nền tảng Facebook.
“Khi ứng dụng các tính năng công nghệ cũng như thấu hiểu người dùng vào công việc kinh doanh, tôi muốn tăng thêm khách hàng không chỉ trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế thông qua Facebook, góp phần quảng bá sản phẩm truyền thống của Việt Nam, đồng thời truyền cảm hứng cho những thế hệ doanh nghiệp trẻ Việt Nam”, anh Cảnh cho biết.
Lê Quang Minh là hiện thân cho thế hệ trẻ Việt Nam am tường về kỹ thuật số này đã giúp xây dựng và phát triển nền kinh tế kỹ thuật số địa phương. Sau khi tốt nghiệp, anh Minh quyết định thành lập một công ty kỹ thuật số để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển vươn ra quốc tế.
“Trong vòng 2 năm, Minh đã xây dựng công ty kỹ thuật số lớn với hơn 200 khách hàng và hơn 60 nhân viên. Sứ mệnh của anh là giúp đỡ thế hệ trẻ Việt Nam học hỏi cách thức tận dụng công nghệ và Facebook trong việc xây dựng và mở rộng doanh nghiệp của họ cả trong nước và trên trường quốc tế”, Lê Quang Minh chia sẻ.
Theo một khảo sát giữa Facebook và MorningConsult về cách các chủ doanh nghiệp nhỏ đang phát triển kinh doanh cho thấy, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã có 74% doanh nghiệp nhỏ cho biết việc sử dụng Facebook giúp họ tăng doanh số bán hàng và gần 70% doanh nghiệp nhỏ sử dụng Facebook để tìm kiếm nhiều nhân viên mới cho công ty.
Còn theo một nghiên cứu mới tại Việt Nam, 77% các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết họ đã tăng doanh số bán hàng nhờ vào nền tảng này.
Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc Điều hành của Facebook cho biết, các doanh nghiệp nhỏ chính là trung tâm của nền kinh tế, họ tạo ra phần lớn các công việc mới trên khắp thế giới.
Theo bà Sheryl Sandberg, hiện có hơn 78 triệu người dùng Facebook trên thế giới có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế, có gần 80% doanh nghiệp nhỏ trên Facebook ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết Facebook đã hỗ trợ họ bán hàng tới các thành phố và quốc gia khác.
“Tôi rất vui khi thấy vai trò của Facebook trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển và tạo thêm nhiều việc làm. Chúng tôi cam kết sẽ tạo thêm nhiều hơn nữa những chương trình để tạo nên sự khác biệt.”, bà Sheryl Sandberg chia sẻ.
Theo khảo sát của Morning Consult từ ngày 14 – 23/10 trên phạm vi toàn quốc với 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cho thấy, đã có 2 trong 3 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook đã xây dựng doanh nghiệp của họ trên nền tảng này. 76% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết họ đã có thể tuyển dụng thêm nhân viên do sự tăng trưởng nhu cầu kể từ khi gia nhập nền tảng.
Khảo sát của Morning Consult cũng cho thấy, 77% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết, họ đã tăng doanh thu nhờ vào nền tảng này. 78% doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng, nền tảng Facebook cho phép họ bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ ở các quốc gia, khu vực và thành phố khác.
Đặc biệt, có đến 91% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết, nền tảng Facebook giúp họ thu hút khách hàng. Cùng với đó, 88% các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ rằng, kỹ năng truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội rất quan trọng khi tuyển dụng một nhân viên mới./.
Theo VOV.vnHướng tới thanh niên – vừa là đối tượng tiêu dùng trẻ, vừa là những người sản xuất ra hàng hóa trong tương lai, chương trình “Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam” được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt trong việc triển khai bền vững Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ). Phóng viên Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) về chương trình này.
Bà đánh giá thế nào về hiệu quả của chương trình “Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai?
Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam” tổ chức cho đối tượng sinh viên được Bộ Công Thương đánh giá là một chương trình quan trọng vì giới trẻ đang chiếm phần đông dân số Việt Nam. Họ là những người tiêu dùng quan trọng mà việc ủng hộ hay không ủng hộ sẽ tác động rất lớn đến sản xuất trong nước. Bản thân thế hệ trẻ cũng là nguồn tri thức tương lai, đóng góp cho việc sản xuất ra các mặt hàng Việt Nam có chất lượng, thương hiệu, mẫu mã. Họ cũng dễ tiếp cận kiến thức, tinh hoa của thế giới để áp dụng vào sản xuất, cho ra đời các sản phẩm phục vụ thị trường, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, xuất khẩu ra toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng sinh viên, sau 8 năm triển khai CVĐ, chương trình “Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam” đã và đang trở thành hoạt động trọng tâm của Bộ Công Thương và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức cho sinh viên của các trường. Riêng sinh viên các trường thuộc Bộ Công Thương đã quen thuộc với CVĐ, quen thuộc với chương trình Sinh viên nhận diện hàng Việt Nam và có nhiều hoạt động hưởng ứng như tổ chức các buổi tọa đàm về CVĐ, khởi nghiệp để sản xuất ra hàng hóa Việt Nam, nhận diện các thương hiệu hàng hóa.… Mỗi em sinh viên cũng đã trở thành đại sứ hàng Việt Nam để tuyên truyền đến các bạn cùng lớp, gia đình, dân cư khu vực mình sinh sống….
Thời gian qua, đã có 20 trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương tổ chức các sự kiện hưởng ứng CVĐ. Đáng chú ý, không chỉ sinh viên mà bản thân các thầy cô giáo trong trường cũng là tấm gương cho các em noi theo về ý thức ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt. Nhà trường cũng chủ động làm việc với đoàn thanh niên trong trường tổ chức các hoạt động hữu ích như đi diễu hành quảng bá hàng Việt, các chương trình tọa đàm lồng ghép các nội dung về CVĐ….
Trong rất nhiều sự kiện, doanh nghiệp đã tích cực tham gia bằng cách tài trợ, lồng ghép vào sự kiện các sản phẩm hàng hóa mà các em sinh viên hay sử dụng như đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm, chất tẩy rửa, mỳ ăn liền, đèn học…. Nhờ đó, đến nay, hầu hết các em sinh viên khối các trường thuộc Bộ Công Thương đã quen thuộc và ưu tiên sử dụng các sản phẩm của các thương hiệu Việt nổi tiếng như: Thiên Long, Hồng Hà, Rạng Đông, May Đức Giang, Vina Acecook….
Bà Lê Việt Nga
Trước đây, CVĐ mời rất nhiều diễn viên, ca sĩ làm đại sứ để quảng bá hàng Việt. Tuy nhiên, năm nay có thêm đại sứ là các em sinh viên. Những đại sứ này có tác động ra sao tới việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, thưa bà?
Trong quá trình triển khai CVĐ, chúng tôi nhận thấy rằng, với các em sinh viên, đặc biệt là sinh viên thời đại kinh tế số, nếu không có những hình thức tuyên truyền phong phú hơn, sáng tạo hơn để thu hút các em thì hiệu quả không cao.
Do đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan báo chí trong bộ chạy những phiên bản điện tử của chương trình ưu tiên dùng hàng Việt Nam như tạo các trang trực tuyến, trang facebook Tự hào hàng Việt Nam. Tại đó có những trò chơi quảng bá các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Những sinh viên có lượt tương tác cao sẽ được lựa chọn trao giải thưởng Đại sứ hàng Việt Nam.
Như vậy, việc chọn Đại sứ hàng Việt Nam là sinh viên đã kích thích các em tìm hiểu thông tin về hàng hóa Việt, lan tỏa thông tin rộng rãi về hàng hóa Việt, từ đó ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Đại sứ hàng Việt Nam cũng là người thông thạo nhất về hàng Việt Nam, hiệu quả tuyên truyền đến bạn bè, gia đình cũng rất lớn.
Sinh viên là đối tượng người tiêu dùng trẻ, thích những thứ mới lạ nhưng cũng rất nhanh chán. Vậy Bộ Công Thương sẽ có giải pháp gì để tiếp tục kích thích các em tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hàng Việt Nam?
Ngoài sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tổ chức các sân chơi cho sinh viên, tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức các chương trình tuyên truyền hàng Việt cho sinh viên tất cả các trường cao đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng nên có các chương trình như thông tin truyền thông để sinh viên trở thành các đại sứ hàng Việt; hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp với các sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Đó mới là các giải pháp hữu hiệu khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Bộ Công Thương có giải pháp gì để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, thưa bà?
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm ra nguồn vốn hỗ trợ cho sinh viên các ngành của Bộ Công Thương để họ có nguồn vốn, có kỹ năng quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp, bắt tay được vào khởi nghiệp ngay sau khi rời ghế nhà trường. Từ đó nâng cao năng lực đào tạo, giảm tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường, giúp các em được làm đúng nghề sau khi tốt nghiệp.
Xin cảm ơn bà!
Theo Ven.vn
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ