Giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp dệt may
Quý 1/2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt kim ngạch 6,75 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đây là những tín hiệu tốt cho thấy tiềm năng phát triển của ngành dệt may. Nếu tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ có thêm cơ hội tăng khả năng cạnh tranh nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Trò chuyện với phóng viên Kinh tế Việt Nam, ông Saurav Ujjain – Cố vấn chủ lực khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn cung cấp giải pháp tự động hóa ngành dệt may Threadsol (Singapore) đã nêu ra những nhận định khách quan về thị trường Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam thời gian qua?
Việt Nam là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may sẵn lớn nhất trên thế giới. Tính chuyên nghiệp, tay nghề và chất lượng sản phẩm là những lợi thế của Việt Nam được các thương hiệu trên thế giới đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, sự chững lại của nền công nghiệp may mặc tại Trung Quốc cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên. Với sự kết hợp giữa tiến bộ công nghệ mới nhất và việc áp dụng các hệ thống sản xuất sẵn có, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu may mặc lớn nhất trên thế giới. Khi các nhà sản xuất thu về lợi nhuận nhiều hơn, chúng ta có thể mong đợi họ mở rộng thêm quy mô kinh doanh và tạo ra nhiều việc làm hơn nữa.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể làm gì để cải thiện năng lực cạnh tranh, thưa ông?
Có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam đã tiến hành cải cách cơ cấu ở nhiều lĩnh vực chủ đạo, bao gồm cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực tư doanh, cải cách tài chính, quản lý chi tiêu công và tự do hoá thương mại. Ngành dệt may là ngành tuyển dụng công nghiệp lớn nhất Việt Nam với hơn 2,5 triệu công nhân, chiếm 25% tổng số lao động trong khu vực công nghiệp và tạo ra 17% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các nước khác, đòi hỏi Việt Nam phải phát triển các lĩnh vực khác như thiết kế, xây dựng thương hiệu, tiếp thị và phân phối…. Để hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ và đạt được năng suất cao hơn, Việt Nam cần nỗ lực áp dụng các công nghệ mới và thân thiện với môi trường hơn cho ngành dệt may.
Công nghệ mới tiên tiến có thể hỗ trợ, giúp doanh nghiệp dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí sản xuất ra sao, thưa ông?
Như trên đã nói, việc cạnh tranh về nguồn lực lao động sẽ cao hơn do đầu tư vào ngành ngày càng tăng. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may cũng sẽ phải đối mặt với việc tăng lương, cùng với đó là tăng các khoản về bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp dệt may trong nước thêm khó khăn nếu áp dụng phương thức cũ để sản xuất.
Để đạt được sự tăng trưởng toàn diện và bền vững, cần phải đồng bộ với những phát triển công nghệ mới nhất trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Các giải pháp sáng tạo và thông minh của Threadsol như Intellocut, Intellobuy, IntelloTrace giúp các nhà sản xuất hàng may mặc giảm chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm chi phí vải lên tới 10%. Thực tế sản xuất cho thấy, chi phí cho vải nguyên liệu chiếm tới 60-70% tổng chi phí sản xuất. IntelloBuy sẽ giúp ước lượng chính xác vật liệu, giúp tiết kiệm được 10% chi phí vật liệu ở giai đoạn mua hàng. Hay IntelloCut cho phép tính toán một cách chính xác lượng nguyên liệu và giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu cần sử dụng cho một thành phẩm, nói cách khác, nó giúp dự đoán và tối ưu hoá nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, intelloTrace cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất thông qua một bộ phần mềm trực tuyến có thể được truy cập thông qua một trình duyệt web hoặc điện thoại di động, lưu trữ tại điện toán đám mây. Điều này giúp các doanh nghiệp cắt giảm tối đa sự lãng phí, tăng năng suất và cải thiện độ chính xác cho việc sử dụng nguyên liệu.
Đến nay, Threadsol đã cung cấp giải pháp này cho cả 3 nhà máy thời trang của FGL Biên Hòa và Xuân Tây (Đồng Nai) sản xuất cho Nike và Victoria Secret. Gần đây, chúng tôi đã triển khai sản xuất máy may cho Ocean Sky Apparel (Tây Ninh) sản xuất cho GAP và Old Navy. Chúng tôi cũng thành công trong việc cung cấp giải pháp tiết kiệm trong sản xuất cho Saitex (Khu công nghiệp Amata) – một nhà sản xuất được thành lập cho Puma, G-Star, CK và True Religion…. Trên thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp như Epic, Dekko, Fakir, Aman Graphics, Pacific Jeans, Maliban, Brandix… cũng đã sử dụng giải pháp công nghệ của Threadsol.
Năm 2016, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 28,3 tỷ USD với tỷ trọng nội địa hóa đạt trên 50% và là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỷ USD.
Theo VEN.vn
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ