Đề xuất hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế lên tới 30 triệu đồng/đơn
Ngân sách hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/đơn đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Theo dự thảo Thông tư quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài chính, kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được bảo đảm từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình; kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Dự thảo nêu rõ về nội dung và mức chi NSNN thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Theo đó, hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới: Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn. Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Tối đa không quá 15 triệu đồng/đơn.
Về hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng giống cây trồng mới: Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN.
Ngoài ra, dự thảo đề xuất: Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho nhiệm vụ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thương mại hóa tài sản trí tuệ.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để hướng dẫn xác định phương pháp định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ (tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp): Thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn về kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho nhiệm vụ hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng.
Theo Tapchicongthuong.vn
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ