Công nghiệp nông thôn: Những bước chuyển mình sau mùa dịch
Năm 2022, năm thứ 2 thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1881/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1881/QĐ-TTg), các địa phương trên cả nước đã tích cực xây dựng và triển khai chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021-2025. Trong lúc khó khăn, sự đồng hành của chính sách khuyến công là nguồn động viên lớn đối với các doanh nghiệp, cơ sở CNNT để nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất, vững vàng vượt qua đại dịch.
Theo Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương, trong đại dịch Covid-19, tính riêng khu vực nông thôn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT đã phải đặt chế độ “ngủ đông” do các nguồn lực dự trữ đang cạn kiệt dần, sức chống chịu ngày càng suy giảm, thậm chí lao đao, bên bờ vực đóng cửa, giải thể…
Với những doanh nghiệp nhỏ, cuộc cách mạng 4.0, kinh tế số, thương mại điện tử ngày nào còn xa vời, do chỉ chú tâm vào sản xuất, nay biến động, dịch bệnh đã khiến họ bắt buộc phải thích nghi nhanh chóng. Tìm nguyên liệu đầu vào, nhà vận chuyển, quảng bá sản phẩm, tuyển dụng nhân lực, quản trị doanh nghiệp… tất tật họ có thể tìm trên mạng. Tất nhiên, sau những cú click họ có thể hiểu được hàng hóa của mình sản xuất ra sẽ đi về đâu, trình độ quản trị của mình đang ở mức nào và cần bổ sung những gì.
Có mặt tại xưởng đồ gỗ nội thật tại khu vực ngoại thành Hà Nội, chúng tôi bắt gặp cảnh tập nập của công nhân sản xuất, tuy nhiên khác với sản xuất thời điểm trước dịch, xưởng giờ đã có thêm phòng lạnh kín để phục vụ bộ phận điều khiển máy CNC. Nguyễn Tài, người đại diện cho xưởng gỗ nói với tôi rằng, cũng do dịch mà xưởng ăn nên làm ra hơn, tôi lấy làm ngạc nhiên vì điều đó.
Theo doanh nhân này, trải qua đợt dịch lần thứ nhất, thứ 2 anh và các cộng sự, thành phần làm nên xưởng này là những ông chủ, nhân viên, sếp của doanh nghiệp khác nhau, đại dịch khiến họ xơ xác, người mất việc, người giải thể vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm…
Đại dịch đã kéo họ lại gần nhau hơn, liên doanh, liên kết và giờ là “góp gạo thổi cơm chung”. Rất nhanh chóng cái sự bầm dập thương trường đã khiến họ vững vàng, nhận ra thế mạnh của nhau, hợp lực thành xưởng nội thất vận hành trơn tru, khách hàng tin tưởng ngày càng nhiều đơn hàng.
Chuyển đổi số với xưởng nội thất của anh Tài thật giản đơn, mỗi công đoạn đều đều được vận hành tối ưu từ công nghệ, kế toán theo dõi công nợ, thu chi không cần sổ sách, đã có phần mềm hỗ trợ, maketting thì tận dụng tối đa nền tảng mạng xã hội, bộ phận thiết kế chuyển mẫu xuống xưởng sản xuất, chủ xưởng ngày nào giờ chỉ lo sản xuất theo mẫu đã định hình…
Vốn Là công nhân xưởng gia công khuôn mẫu đế gày dép tại Bình Dương, thời điểm sau dịch, anh Hùng đã nắm bắt nhu cầu, tự bắt mối làm gia công cho các xưởng lớn trên địa bàn. Từ công nhân lên làm chủ xưởng khó khăn trăm bề nhưng nhận thấy đó là cơ hội đổi đời nên anh Hùng và gia đình rất quyết tâm.
Việc mua bán nguyên liệu được anh Hùng tìm kiếm trên mạng, sau đó liên hệ nhà cung cấp, vận chuyển, tất cả đều qua zalo. Với anh Hùng đó là việc sớm nhận ra sự đứt gãy trong khâu nào đó chính tại nhà máy anh làm việc, anh là người nhận ra và điền vào chỗ còn thiếu đó. Giờ thì anh tất bật với những chuyến bay ra bắc vào nam tìm kiếm nguyên phụ liệu phù hợp, cân đối bài toán thu chi và đặc biệt là tiết giảm chi phí, nhân lực.
Một số doanh nghiệp nhỏ đã và đang tìm ra thị trường ngách, có hướng đi cần thiết trong việc quyết định đầu tư
Trở lại bài toán tiết giảm chi phí, giám đốc doanh nhiệp nhỏ tại Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội nói với tôi rằng, cái lãng phí doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ là hay bày vẽ, phô trương không cần thiết. Giờ đây, doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể cân đối để thuê và sử dụng chung văn phòng, trụ sở giao dịch để tiết giảm tối đa chi phí. Những vấn đề khác của doanh nghiệp thì đã có công nghệ trợ lực, ở mức độ nào đó là thuê ngoài những thứ không làm được, vấn đề của doanh nghiệp là tìm được dầu ra ổn định.
Thiết nghĩ, với gần 100 triệu dân, thị trường nội địa trở nên tiềm năng trong bối cảnh thị trường quốc tế cần thời gian để phục hồi nhu cầu xuất khẩu. Đây chính là thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa của Việt Nam tập trung đầu tư vào thị trường nội địa để vượt qua khó khăn, đồng thời tận dụng các cơ hội lớn từ thị trường nội địa đầy tiềm năng này.
Những công việc mà một số doanh nghiệp nhỏ đã và đang tìm ra thị trường ngách, có hướng đi cần thiết trong việc quyết định đầu tư, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ vừa phù hợp với năng lực hoạt động của doanh nghiệp, vừa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Công Thương xác định, Nghị quyết số 105/NQ-CP là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động khuyến công, góp phần hỗ trợ kịp thời và thiết thực đối với các đối tượng thụ hưởng. Trong lúc khó khăn, sự đồng hành của chính sách khuyến công là nguồn động viên lớn đối với các doanh nghiệp, cơ sở CNNT để nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất, vững vàng vượt qua đại dịch.
Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ