Đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản xuất khẩu
đáp ứng thị trường xuất khẩu
Công nghiệp chế biến là khâu quan trọng, động lực cho cả chuỗi giá trị nông sản, vận hành: Sản xuất – Chế biến – Bảo quản – Tiêu thụ. Nhờ được quan tâm đầu tư, ngành chế biến nông sản nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng theo từng năm. Tuy nhiên, để ngành chế biến nông sản tiếp tục phát triển và gặt hái thành tựu, các tổ chức, cơ quan có liên quan cần hợp lực đề ra giải pháp, hướng phát triển để tránh nguy cơ tụt hậu và phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới ở cả thị trường trong và ngoài nước. Để từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững, tồn tại, phát triển và khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng và thực hiện phương án đầu tư, mua sắm thiết bị mới trong chế biến hàng nông sản xuất khẩu là một việc làm hết sức cần thiết.
Nhận thức được điều đó Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Vinasam đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị. Năm 2023 từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 đã triển khai nội dung đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến hàng nông sản xuất khẩu” tại Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Vinasamcó, xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sản phẩm của đơn vị hiện nay chủ yếu sản xuất là ngô, dứa, dưa chuột, vải,… đóng hộp xuất khẩu.
Chương trình nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2023
Ông Đỗ Viết Trường – Giám đốc Công ty cho biết: Trước đây, để thực hiện công đoạn này doanh nghiệp sử dụng máy ghép mí với công suất 100 lon/phút, thiết bị đã khấu hao hết giá trị sử dụng và thường xuyên bị hỏng hóc, công suất không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, chính vì điều đó, năm 2023 doanh nghiệp đã quyết định đầu tư máy ghép mí mới sử dụng PLC điều khiển máy, màn hình cảm ứng với công suất 150 – 200 lon/phút đưa vào dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp đã kịp thời nhận được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghệp 1 triển khai, thực hiện.
Ông Đỗ Viết Trường cho biết thêm, do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, nguồn lực đầu tư, do đó rất cần sự hỗ trợ, giúp sức kịp thời từ Nhà nước để sớm phục hồi sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ, để ngày càng hoàn thiện hơn dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể nói, nhờ đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất, chế biến đã góp phần nâng cao giá trị nông sản sau thu hoạch, giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản cho nông dân. Bước phát triển mới này không chỉ mở ra tín hiệu tích cực trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho từng sản phẩm nông sản hàng hóa mà còn giúp các doanh nghiệp có nhận thức đúng hơn trong việc định hướng phát triển sản phẩm.
Thực hiện: Kim Thanh
Tin mới nhất
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 – 21/4/2024
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp
Khuyến công Nghệ An: Đồng hành cùng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
Các phong trào thi đua năm 2024 – Đổi mới và Lan toả
Đoàn Thanh niên Cục Công Thương địa phương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)
Mời tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên qua các thời kỳ